Hotline:

(028) 6254 9444

Báo Cáo Đánh Giá Rủi Ro

I. Cơ sở 
“Quyết định 04/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:
Điều 4. Tài liệu quản lý an toàn
3. Báo cáo đánh giá rủi ro gồm các nội dung chính sau:
a)    Xác định mục đích và các mục tiêu đánh giá rủi ro;
b)    b) Mô tả các hoạt động, các công trình;
c)    c) Xác định, phân tích, đánh giá rủi ro định tính và định lượng;
d)    d) Các biện pháp giảm thiểu rủi ro.”

II. Mục đích
-    Nhận diện các mối nguy tiềm tàng từ các hoạt động của cơ sở hoạt động dầu khí có khả năng ảnh hưởng đến con người và tài sản của cơ sở;
-    Thiết lập mô hình hậu quả cháy nổ và xác định phạm vi ảnh hưởng trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn;
-    Tính toán định lượng rủi ro trên cơ sở phân tích tần suất và hậu quả khi xảy ra sự cố, tai nạn;
-    Đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro theo nguyên lý thấp hợp lý phù hợp với thực tế (nguyên lý ALARP);
-    Chứng minh các giá trị rủi ro là chấp nhận được từ đó xin Quyết định chấp thuận báo cáo của Bộ / Sở Công Thương.

III Phương pháp luận
Quy trình đánh giá định lượng rủi ro (QRA) được thực hiện theo sơ đồ dưới đây:

Các bước thực hiện theo sơ đồ trên được triển khai cụ thể như sau:
1.    Hành động đầu tiên là thu thập dữ liệu và tập hợp thông tin, bao gồm:    
-    Mô tả cơ sở và điều kiện hoạt động của các máy móc, thiết bị; 
-    Môi trường và bố trí của khu vực xung quanh;
-    Các biện pháp an toàn – các biện pháp được thiết kế nhằm ngăn ngừa hay giảm thiểu các tai nạn/sự cố. 
2.    Xác định nguy hiểm. 
-    Trên cơ sở kết quả của công tác khảo sát và thu thập số liệu sẽ nhận biết và xác định các nguy hiểm thực tế liên quan đến Công trình; xác định các nguy cơ xảy ra sự cố. Quá trình này kết hợp kinh nghiệm từ các nghiên cứu trước, các kiến thức về tai nạn trên thế giới và đánh giá của các nhà phân tích có kinh nghiệm.
3.    Xác định các sự cố điển hình
-    Dựa trên danh sách xác định các nguy hiểm có thể xảy ra đối với Công trình, các kinh nghiệm về tai nạn sự cố xảy ra trên thế giới, xem xét lựa chọn các loại sự cố sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích rủi ro. 
4.    Phân tích tần suất. 
-    Tần suất của từng sự cố được xác định bằng cách sử dụng tần suất gốc, và bổ sung các dữ liệu sẵn có tại khu vực Công trình.
5.    Mô hình hậu quả. 
-    Mô hình hậu quả cho phép tính toán được mức độ hậu quả do sự cố gây ra và khả năng ảnh hưởng của nó tới con người và tài sản. Hậu quả của từng sự cố được xác định và mô hình hóa bằng phần mềm chuyên dụng.
6.    Xác định rủi ro. 
-    Dựa trên kết quả phân tích tần suất và mô hình hậu quả của mỗi sự cố sẽ tính toán định lượng mức độ rủi ro do các sự cố gây ra cũng như rủi ro cho cả Công trình. Kết quả tính toán rủi ro sẽ được thể hiện bằng đại lượng rủi ro cá nhân và rủi ro cho một nhóm người (rủi ro xã hội).
7.    Kiến nghị giảm thiểu rủi ro
-    Các kết quả được so sánh với tiêu chuẩn, từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp nhằm giảm rủi ro xuống mức thấp phù hợp với thực tế có thể chấp nhận được (nguyên lý ALARP).

IV. Nội dụng tài liệu
Báo cáo Đánh giá định lượng rủi ro bao gồm các nội dung như sau:

 

2019 © CTY CP DV An Toàn Dầu Khí Việt Nam. All Rights Reserved.
Đang online: 7   |   Ngày: 6   |   Tháng: 1789   |   Tổng truy cập: 107746

CTY CP DV An Toàn Dầu Khí Việt Nam

CTY CP DV An Toàn Dầu Khí Việt Nam

CTY CP DV An Toàn Dầu Khí Việt Nam